Nguyên liệu:
- Sò huyết: 500gr
- Măng tươi: 300gr
- Hành củ, tỏi, rau răm, hành hoa
- Hạt tiêu, hạt nêm, mắm, gia vị
Thực hiện:
Bước 1: Sò huyết mua về rửa sạch vỏ. Đun một nồi nước sôi rồi thả sò vào chần nhanh trong khoảng 30 giây. Sau đó tách bỏ vỏ, lấy ruột hàu.
Bước 2: Măng tươi chẻ nhỏ, cho vào nồi luộc với chút muối. Luộc măng lặp đi lặp lại khoảng 3 lần, sau đó sả qua nước lạnh, để ráo.
Bước 3: Phi thơm ½ chỗ hành và tỏi băm nhỏ, chút sò huyết vào xào nhanh với chút mắm cho thơm (nên xào lửa to, đảo nhanh tay và chỉ xào qua, không xào kĩ sẽ làm sò bị quắt không ngon).
Bước 4: Chút sò ra đĩa, thêm vào chảo chút dầu ăn rồi cho nốt ½ chỗ hành và tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Chút măng vào xào, chắt phần nước sò tiết ra ở đĩa sò vào. Thêm chút gia vị, đảo đều tay trong vài phút cho măng ngấm gia vị.
Bước 5: Đổ đĩa sò trở lại chảo măng, cho hành hoa và rau răm thái nhỏ vào. Nêm thêm hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cho sò huyết xào măng ra đĩa rồi ăn nóng sẽ rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với sò huyết xào măng!
(Theo Eva)
" alt=""/>Đãi cả nhà sò huyết xào măngChiều 5/5, trong khuôn khổ Những ngày văn học châu Âu, cuốn "Con rối tha hương" do Lê Quang chuyển ngữ vừa được ra mắt. Đây là tác phẩm đầu tay của Karin Kalisa - nhà khoa học, nhà biên tập người Đức nhiều năm nghiên cứu các lĩnh vực như ngôn ngữ, triết học và dân tộc học.
Độc giả rất tò mò với cái tựa là "Con rối tha hương" khi vừa cầm cuốn sách trên tay, có người còn 'tự ái' khi nghĩ rằng, cuốn sách chắc đang viết về những người Việt Nam sống tại Đức - họ cũng chỉ như con rối mà thôi. Thế nhưng, câu chuyện của tác phẩm lại hoàn toàn khác.
![]() |
Hình ảnh trang bìa giản dị nhưng giàu ý nghĩa của 'Con rối tha hương'. |
"Con rối tha hương" kể về gia đình Việt kiều 3 thế hệ sống tại Đức. Cậu bé Minh học sinh cấp 1, phải mang đến “Tuần thế giới mở” của nhà trường một tiết mục văn hóa mang đậm màu sắc Việt Nam mà không được là thực phẩm. Sung & Mây - bố và mẹ cậu bé - bó tay, chỉ cậu vào viện cầu đến bà nội. Một con rối nước với một câu chuyện gây ngạc nhiên, và hấp dẫn người nghe, được kể qua màn độc thoại kỳ lạ và những động tác duyên dáng của người phụ nữ đã đi qua hơn nửa đời người, được mang đến sân khấu của “Tuần thế giới mở”. Cũng từ đây, cuộc đời ba thế hệ của gia đình cậu bé Minh trên nước Đức, bắt đầu từ bà nội cậu được trải ra cho độc giả cũng trải nghiệm và thấu cảm.
Dịch giả Lê Quang chia sẻ ban đầu, tựa của cuốn sách là "Cửa hàng của Dũng" nhưng khi dịch, dịch giả thấy tựa đó 'lành' bèn đổi. "Trong một thế giới mênh mông với bao nhiêu tựa sách mời gọi, tôi cũng phải nghĩ ra một cái tựa nào thú vị một chút, kích thích sự tò mò của độc giả một chút, kiểu giật tít bán sách (cười). Cũng có ý kiến cho rằng, tựa này khiến nhiều người buồn bởi dùng từ tha hương, nếu là Con rối xa quê thì nhẹ nhàng hơn nhưng tôi muốn kích thích sự tò mò của độc giả. Đấy, độc giả thắc mắc như vậy, đã là thành công rồi", dịch giả Lê Quang chia sẻ.
![]() |
Những chia sẻ xúc động tại buổi ra mắt cuốn sách. |
Còn nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người đã có ngót 30 năm sống và làm việc tại Đức thì cứ tủm tỉm cười suốt khi đọc cuốn này. Ông bảo từng câu từng chữ trong tác phẩm tinh tế, trào lộng đến chê thói xấu của người Việt thôi cũng rất nhẹ nhàng sâu lắng. Cách chỉ thói xấu của người Việt của tác giả kiểu "những người yêu nhau, chê nhau" chứ không phải "kẻ thù của nhau chê nhau". Chỉ có ai đã từng trải qua những ngày tháng sống ở Đức mới có thể hiểu sâu sắc được những cái 'chê khéo' của tác giả về người Việt sống ở Đức.
"Tác giả hẳn là người rất am tường cuộc sống người Việt ở Đức, cũng như tinh thần văn hóa bản địa để chọn ra nhiều chi tiết khá điển hình và sinh động, lại có tính khái quát mà làm nên cốt lõi một vấn đề khá lớn và sâu sắc là bi kịch của các dân tộc khi rời bỏ quê hương và giải quyết vấn đề trên cũng chính bằng văn hóa.
Cụ thể ở đây là nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cả chính quyền và cư dân bản địa với người di dân đã được hóa giải, được cảm thông và chia sẻ để thông hiểu nhau, thông qua nghệ thuật rối nước; những con rối được mang đi từ Việt Nam, mang đi từ hình hài cụ thể của bầy rối mà những người Việt ở Berlin đã tạo ra, nhưng thực chất là Tinh thần văn hóa ấy, cái bản chất tốt đẹp rất người, rất Việt tính dã được mang từ tâm thức của những tâm hồn Việt, khi văn hóa vốn như ngọn lửa nhỏ vùi âm ỉ trong tro và trấu, chưa bao giờ chết trong những con người buộc phải rời xa tổ quốc mà điển hình la người mẹ của Sung, một trí thức tên Hiền', nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho biết.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng,Con Rối Tha Hươnglà một tiểu thuyết lớn, dù nó chỉ hơn 200 trang nhưng nó đặt ra một vấn đề đâu chỉ của riêng người Việt Nam ở Đức, mà nó khái quát vào trúng một vấn đề khá bức thiết trong vấn nạn di dân vì chiến tranh hiện nay; một vấn đề đang là khó khăn có tính bức bách toàn cầu tập trung ở Đức. Một cuốn sách tựa vào văn học, nghệ thuật dường như nêu được một điều tưởng giản đơn lại muôn thuở rằng, chỉ có thể hóa giải các xung đột giữa các sắc tộc, chính bằng văn hóa, sự chia sẻ cảm thông, tìm hiểu lẫn nhau qua cái cầu văn hóa.
T.Lê
Công Lý nói Trấn Thành huyên thuyên, Thanh Thảo kêu ảo tưởng" alt=""/>Tật xấu của người Việt qua 'Con rối tha hương'Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc Bắc Trung Bộ. Năm lớp 6, tôi bắt đầu theo bố xuống thành phố để học. Những năm sống trong khu tập thể cơ quan của bố, một cơ quan quản lý của tỉnh, mỗi ngày tôi chứng kiến rất nhiều sự việc xảy ra ở đây, từ chạy chọt, biếu xén đến đấu đá nội bộ. Ngay từ đó, tôi đã thấy rất sợ khi nghĩ đến việc sau này phải làm việc trong môi trường như thế.
Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi nhận được học bổng du học. Rồi tôi chọn ở lại nước sở tại làm việc vài năm. Khi tin rằng Việt Nam đã bắt đầu phát triển hơn, cộng thêm việc muốn được ở bên gia đình, người thân, nên tôi quyết định quay về. Thực ra, ngành học của tôi khi đó rất khó để xin được việc làm trong nước. Muốn xin được việc, tôi cũng phải mất rất nhiều tiền của, mà thu nhập lại rất thấp. Và có thể, tôi lại phải sống cảnh luồn cúi, nịnh bợ như những gì mình từng thấy trước đây.
Những ngày đầu khi mới quay về, với tôi đúng là thảm họa: gia đình tôi vẫn nghèo. Cả gia đình ba bốn thế hệ vẫn sống trong căn nhà cấp bốn xây từ mấy trục năm trước. Tôi không xin được việc, cứ ăn rồi quanh quẩn trong nhà. Những chỉ trích và sự coi thường trong mắt người thân và bạn bè cứ ngày một nhiều lên. Sự chán nản và thất vọng đã có lúc đẩy tôi đến những suy nghĩ tiêu cực.
>> Tôi ở lại châu Âu sau du học vì không cạnh tranh nổi trong nước
Rồi tôi quyết định làm lại từ đầu. Tôi ôn thi cấp tốc để kịp kỳ thi đại học năm đó. Sau gần tám tháng ôn thi, cuối cùng tôi cũng đủ điểm để đỗ vào một trường đại học có ngành học mình mong muốn. Bốn năm học đại học là những ngày vội vã mà tôi chỉ muốn trôi qua thật mau. Tôi lớn hơn các bạn sinh viên cùng khóa rất nhiều, thậm chí lớn hơn cả nhiều giáo viên trong khoa, nên cũng có chút mặc cảm. Học đại học ở Việt Nam lại toàn là kiến thức chay, chủ yếu là học thuộc lòng.
Bốn năm học đại học, tôi tập trung học thêm một ngoại ngữ khác và học thêm các kiến thức liên quan đến ngành học của mình. Ngày ra trường, tôi khăn gói vào miền Nam tìm việc. Những năm đầu, tôi có gặp đôi chút khó khăn. Nhưng với sự cố gắng và bằng những kinh nghiệm học hỏi được khi còn ở nước ngoài, tôi đã kiếm được công việc phù hợp ở các công ty và tập đoàn nước ngoài.
Tới thời điểm hiện tại, tôi đang làm quản lý cho một công nước ngoài. Lương của tôi có thể đủ để nuôi sống cả gia đình. Cùng với số tiền tiết kiệm từ việc đầu tư những năm vừa qua, tôi đã cho đứa con đầu của mình đi du học nước ngoài ngay từ bậc phổ thông. Tôi không biết sau này con có muốn về nước làm việc như bố của nó hay không? Nhưng điều tôi hướng tới khi cho con du học là để học hỏi cách tư duy, cách làm việc của các nước phát triển.
Mỗi người có một quan điểm sống riêng. Nhưng nếu chúng ta cứ đi bằng đầu gối và cúi mặt xuống khi bước đi thì người Việt chắc chắn vẫn sẽ không được đánh giá cao trong mắt người nước ngoài. Chúng ta rất thông minh, nên nếu được đào tạo tốt về mặt kỹ năng, tôi tin sẽ có nhiều lĩnh vực Việt Nam hơn hẳn nước ngoài. Hy vọng một ngày nào đó, nhiều người sẽ không còn phải đau đầu và tính toán thiệt hơn khi quay về quê hương làm việc.
" alt=""/>Đắn đo về nước sau du học vì sợ cảnh luồn cúi, nịnh bợ